Ngày 06/02/2018 tại thành phố Hà Nội, Viện chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo tổng kết "Dự án lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam". Tham dự hội thảo có PGS.TS Nguyễn Thế Chỉnh – Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Jorg Ruger – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán CHLB Đức, Đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; Các tỉnh tham dự Hội thảo gồm Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An và 02 tỉnh thí điểm là Hà Tĩnh và Quảng Bình trong quá trình thực hiện dự án từ năm 2014-2017.

Mục đích của Hội thảo nhằm chia sẽ kết quả của dự án lồng ghép chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thải tại Việt Nam, mà thí điểm là 02 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Sau 3 năm triển khai thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả như:
- Lồng ghép Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) vào kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của tỉnh Quảng Bình/Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn 2030;
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH, nước biển dâng bằng nhiều hình thức như: Đào tạo TOT về thích ứng với BĐKH tại địa phương; Tổ chức các khóa tập huấn ven biển cho người dân và học sinh; Tập huấn lồng ghép EbA trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đất cấp địa phương cho cán bộ cấp huyện, tỉnh, kỹ nặng lập bản đồ...;Tổ chức tham quan học hỏi, Hội thảo trong và ngoài nước cho lãnh đạo và cán bộ các cấp.
- Giải pháp EbA thí điểm tại mỗi địa phương cụ thể:
+ Tại tỉnh Quảng Bình, EbA được lồng ghép trong là quản lý tổng hợp đới bờ gồm có các hoạt động: Trồng phục hồi 10 ha rừng ven biển bằng keo, phi lao, tràm gió, tràm bầu, dẻ cát...Bên cạnh đó, còn triển khai mô hình trồng sau sạch, Nuôi cá hồ, Nuôi bò lai và trồng cỏ, mỗi loại 10 mô hình thí điểm.
+ Tại tỉnh Hà Tĩnh, EbA được lồng ghép trong bảo vệ và làm giàu rừng tại xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang. Dựa vào địa hình dốc của huyện Vũ Quang, đã tiến hành trồng cây gỗ bản địa ở đỉnh đồi (62ha), trồng cam ở vùng sườn đồi (5ha); Trồng dứa và lạc dại theo đường đồng mức trong vườn cam (9ha); Nuôi ong lấy mật tại các khu vườn cam (400 đàn) và làm phân hữu cơ từ trùng quế (54 tấn).
Hiệu quả trước mắt của dự án là đã nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương thí điểm hiểu được EbA và lồng ghép EbA vào phát triển sinh kế tại địa phương. Nhằm ổn định đời sống, kinh tế cho người dân bản địa tại những khu vực thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất .... Hiệu quả lâu dài của dự án là điều tiết – điều hòa khí hâu, chống sạt lở (bờ biển và sạt lở đất vùng núi), bảo tồn nguồn nước và hạn chế tác động của bão, lũ. Vị trí thí điểm EbA tại địa phương cũng là nơi tiềm năng phát triển du lịch, sinh thái và cũng là nơi tham quan học tập của các địa phương có điều kiện tự nhiên gần giống như Hà Tĩnh hay Quảng Bình.
Thu Hằng