Đại Lộc: Tập huấn “Chương trình chống rác thải nhựa và nilon”

Sáng ngày 12/4/2019, tại Hội trường UBND huyện Đại Lộc, Phòng TN&MT phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn về vấn đề có liên quan "công tác bảo vệ môi trường và chống rác thải nhựa, nilon", đây là một trong những nội dung thuộc Dự án "Quản lý và bảo tồn tài nguyên nước với sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam thực hiện trên địa bàn huyện Đại Lộc" do HSBC tài trợ thông qua tổ chức WWF tại Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng ngày 12/4/2019, tại Hội trường UBND huyện Đại Lộc, Phòng TN&MT phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn về vấn đề có liên quan "công tác bảo vệ môi trường và chống rác thải nhựa, nilon", đây là một trong những nội dung thuộc Dự án "Quản lý và bảo tồn tài nguyên nước với sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam thực hiện trên địa bàn huyện Đại Lộc" do HSBC tài trợ thông qua tổ chức WWF tại Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam. Đến dự Hội nghị có đồng chí Hồ Thanh Phương - Trưởng Phòng TN&MT; và hơn 80 đại biểu là đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ môi trường, các hội đoàn thể của 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các ngành, hội đoàn thể của huyện đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể ở huyện; Báo cáo viên của hội nghị là Tiến sĩ Trịnh Thị Long điều phối viên của Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Đây được xem là một trong những hoạt động nhằm tiếp nối các hoạt động hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa" được triển khai trên địa bàn huyện.

tap huan rac thai nhua 1 - CopyCác sản phẩm từ nhựa, ni lông "ra đời" mang lại tiện ích và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình, đặc biệt ở vùng nông thôn ngày sử dụng càng nhiều. Bên cạnh những tiện ích của các sản phẩm nhựa dùng một lần thì các sản phẩm này đã và đang gây ra những hệ lụy cho môi trường, để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người và các loài động, thực vật. Mục đích của Hội nghị tập huấn lần này nhằm:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa; Xây dựng giải pháp giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần và tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại và tái chế các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì túi nilon.
- Tuyên truyền sâu rộng về phong trào "Chống rác thải nhựa" cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn huyện và đồng thời vận động người thân từng bước cùng thực hiện "Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần".
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nâng cao nhận thức trong các cơ quan, đơn vị và cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa và nilon nhằm thay đổi, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần.
Qua đó cho thấy, việc chống rác thải nhựa không thể một sớm một chiều có thể thực hiện được, không thể nói không ngay với mọi thứ tiện dụng và hiện đại nhưng chúng ta hãy cùng nhau thay đổi, từng ít một, không kể lớn hay nhỏ; cứ mỗi ngày một ít sẽ có ý thức thay đổi dần dần và đem đến thành công trong "Chống rác thải nhựa". Thông qua buổi tập huấn, mong rằng trong thời gian đến trên địa bàn huyện sẽ có nhiều mô hình thiết thực, cụ thể về "chống rác thải nhựa và nilon" được thực hiện để cùng chung tay hành động chống rác thải nhựa.

Nguyễn Thị Ánh Thi

Tin liên quan