Dự án BCC bước đầu có nhiều hoạt động tích cực

Dự án “Hành lang Bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng – giai đoan 2” (Dự án BCC) được Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt ngày 11/11/2010 và Hiệp định vay vốn được ký kết ngày 05/5/2011 giữa ADB và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 09/8/2011 đã trải qua 2 năm khởi động, bước đầu có nhiều hoạt động tích cực tại 35 xã thuộc 6 huyện của 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Dự án “Hành lang Bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng – giai đoan 2” (Dự án BCC) được Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt ngày 11/11/2010 và Hiệp định vay vốn được ký kết ngày 05/5/2011 giữa ADB và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 09/8/2011 đã trải qua 2 năm khởi động, bước đầu có nhiều hoạt động tích cực tại 35 xã thuộc 6 huyện của 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cả 4 hợp phần của Dự án là tăng cường năng lực cộng đồng, bảo vệ hệ sinh thái và quản lý bền vững tài nguyên, hỗ trợ sinh kế và hạ tầng quy mô nhỏ, quản lý dự án và dịch vụ hỗ trợ đều được triển khai khá đồng bộ, toàn diện.

Copy_of_DSC04916

Ngày 19/12/2013 Ban chỉ đạo Dự án Trung ương đã tiến hành phiên họp đánh giá kết quả thực hiện Dự án năm 2013 và thông qua kế hoạch năm 2014. Trưởng ban - Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến chủ trì cuộc họp.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương, Quảng Nam là đơn vị có nhiều hoạt động phong phú, có hiệu quả nhất, kết quả giải ngân cũng đạt tỉ lệ cao nhất. Tính đến 15/12/2013, khối lượng công việc đạt 80%, phấn đấu đến cuối năm đạt 95% khối lượng và kinh phí so với kế hoạch điều chỉnh (663.620USD). Dự kiến kế hoạch năm 2014 là 1.352.220USD. Vì thế cần tập trung lực lượng, cũng cố tổ chức để thực hiện, đáp ứng tiến độ chung của Dự án.

Sau nhiều ý kiến của các thành viên, nhất là các thành viên từ các địa phương, Trưởng ban chỉ đạo yêu cầu năm tới phải ban hành kế hoạch sớm hơn, tập trung xây dựng hạ tầng quy mô nhỏ, quỹ phát triển xã hội, các hoạt động sinh kế…Về nhân lực, Trưởng ban yêu cầu phải chuyên trách để có trách nhiệm hơn, tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn lồng ghép quy hoạch và bảo tồn với đầy đủ các tiêu chí, làm việc với ADB để điều chỉnh những bất hợp lý của Dự án. Trưởng ban cũng yêu cầu tăng cường trao đổi công việc qua mạng, nhất là đối với cấp xã và lấy kết quả đánh giá của người dân làm thước đo cho thành công của Dự án.

Tin liên quan