Tình hình xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam năm 2020

Sáng ngày 4/3, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam để nghe báo cáo tình hình, kết quả thực hiện thời gian qua năm 2019, và nhiệm vụ triển khai trong thời gian đến năm 2020

Sáng ngày 4/3, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam để nghe báo cáo tình hình, kết quả thực hiện thời gian qua năm 2019, và nhiệm vụ triển khai trong thời gian đến năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân chủ trì cuộc họp.

IMG 4291
Năm 2019, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử tại Quảng Nam đạt nhiều kết quả tích cực. Quảng Nam đã tăng 23 bậc, lên vị trí thứ 18 trong bảng chỉ số xếp hạng ứng dụng CNTT (ICT-Index) năm 2019. Tỉnh đã tập trung xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin dùng chung, phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp, cụ thể: Triển khai vận hành Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, hệ thống phần mềm một cửa điện tử, đáp ứng theo yêu cầu tại Nghị định 61/NĐ-CP ngày 23 /4/2018 của Chính phủ. Đến nay, đã triển khai sử dụng tại 19/19 Sở, ban, ngành cấp tỉnh; 18/18 huyện, thị xã, thành phố, 244 xã, phường triển khai sử dụng phần mềm một cửa điện tử để theo dõi giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc triển khai sử dụng phần mềm một cửa điện tử ở cấp huyện, cấp xã tại một số địa phương còn hạn chế, chưa đồng bộ. Tất cả các Sở, ban, ngành và 18 huyện, thị xã, thành phố đã kết nối liên thông phần mềm QOffice với Trục liên thông văn bản của tỉnh để gửi nhận văn bản điện tử giữa các đơn vị.
Tại cuộc họp các thành viên Ban chỉ đạo đã nêu một số khó khăn vướng mắc thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân yêu cầu tổ chức nâng cấp Kiến trúc Chính quyền điện tử lên phiên bản 2.0, tổ chức lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia CNTT nhằm hoàn thiện Kiến trúc, đảm bảo phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ Việt Nam 2.0 và mang tính định hướng tổng thể, làm cơ sở để các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Đối với các huyện, xã chưa sử dụng hoặc sử dụng còn hạn chế phần mềm một cửa điện tử, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá, xác định nguyên nhân do địa phương đơn vị, hệ thống phần mềm hay cách thức tổ chức triển khai, từ đó có giải pháp để đảm bảo 100% các xã, huyện sử dụng phần mềm. Đồng thời, tổ chức nâng cấp, khắc phục các điểm bất cập của phần mềm một cửa điện tử, cổng DVC trực tuyến của tỉnh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tích hợp với Cổng DVC Quốc gia.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc gửi nhận văn bản điện tử không kèm văn bản giấy kể từ ngày 01/3. Khẩn trương nâng cấp phần mềm Qoffice;....
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được trong công tác xây dựng Chính quyền điện tử trong thời gian qua, cải thiện được chỉ số xếp hạng về ứng dụng CNTT của tỉnh so với cả nước. Về triển khai cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3,4, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nhấn mạnh, các ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc cung cấp DVC trực tuyến theo lộ trình của TW và của tỉnh. Tổ chức đánh giá nguyên nhân các dịch vụ công trực tuyến phát sinh ít hồ sơ, người dân, doanh nghiệp ít sử dụng, đề ra giải pháp để nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến. Cần đặt ra chỉ tiêu hồ sơ trực tuyến cụ thể cho từng lĩnh vực, từng địa phương để có biện pháp thực hiện đạt kết quả.

TTCNTT

Tin liên quan